VN005
Tin tức, Tin xã hội

Hình ảnh đá quý được khai thác tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê Nghệ An và Yên Bái là 2 địa danh nổi tiếng có nhiều mỏ đá ruby nhất Việt Nam, trong đó huyện Yên Bình (Yên Bái) là quê hương của khối đá ruby nặng 2,1kg, được phong là Quốc bảo với tên gọi “Ngôi sao Việt Nam”.

Ruby quý, hiếm là vậy nên trong giới chuyên môn vẫn cho rằng, muốn có một viên rubi 3 cara (0,6 gam) bằng đầu ngón cái đúng tiêu chuẩn quốc tế là chuyện mò kim đáy biển. Vậy mà, vào tháng 4/1997, trong khi tuyển quặng, công nhân mỏ Tân Hương (Yên Bình, Yên Bái) thấy trong đám đá thải không lọt qua sàng một cục đá lớn, nặng 2,7kg. Ngay sau đó, các nhà khoa học đã vào cuộc, xác định đó là đá ruby.

Gems 1445315 1280

Ảnh minh họa.

VN002

Ảnh thực tế tại Việt Nam

VN003

Ảnh thực tế tại Việt Nam

VN004

Ảnh thực tế tại Việt Nam

VN005

Ảnh thực tế tại Việt Nam

VN001

Ảnh thực tế tại Việt Nam

Điều đặc biệt của khối ruby này là có cả “đực và cái”. Khi soi kỹ trên mặt khối ruby, thấy có một vết nứt sẵn, tách ra được một viên ruby có màu đỏ sẫm như máu bồ câu, giới chuyên môn thường gọi là viên đực nặng 290 cara, phần còn lại của viên ruby màu nhạt hơn, gọi là viên cái, nặng 2.160 gram tương đương 10.800 cara”.

Việc định giá cho bảo vật quốc gia này cho đến giờ vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết. Một đoàn chuyên gia từ Myanmar đã được mời sang để đánh giá giá trị của viên đá quý.

Sau một hồi luận bàn, các chuyên gia đã cho rằng, mức giá tối thiểu cho viên ruby đực là 250.000 USD. Sau cuộc đấu giá quốc tế ở Myanmar năm 1997, viên đá đã được bán cho một thương gia nước ngoài với giá 290.000 USD.

Sau đó, Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam đã mời một số chuyên gia đá quý sang Việt Nam để giúp định giá viên ruby. Lần đầu tiên, các chuyên gia Anh đưa ra kết luận viên đá là “độc nhất vô nhị” và không đưa ra mức giá cụ thể. Sau đó, chuyên gia Myanmar cũng đưa ra kết luận tương tự. Cuối cùng, phải quay lại các cơ quan có thẩm quyền trong nước.

Kết quả là sau 3 năm, qua rất nhiều cuộc họp của nhiều cơ quan chức năng nhưng vẫn không định được mức giá cụ thể cho báu vật này. Nguyên nhân là do lớp tạp chất bao xung quanh. Nếu muốn biết giá trị thực sự buộc lòng phải bóc tách lớp vỏ bên ngoài.

Song một số nhà khoa học cho rằng, nếu bóc tách sẽ làm hỏng cấu trúc, dẫn đến làm mất đi hình dạng tự nhiên ban đầu, nghĩa là mất đi ý nghĩa khoa học. Điều này có thể làm tổn thất giá trị kinh tế của viên đá.

Hội đồng Giám định của Bộ Tài chính cũng nhận định, viên đá ruby quý, hiếm có trên thế giới và là hiện vật đá quý lớn nhất được khai thác tại Việt Nam từ trước đến nay, cần được giữ lại làm bảo vật quốc gia. Hội đồng nhất trí với ý kiến “không bóc tách tiếp để lấy riêng phần ngọc có chất lượng cao ở bên trong”.

Trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/1999, Hội đồng Giám định đã kết luận: “Thấy chưa đủ căn cứ để ước tính giá trị của viên đá”.

Đá ruby là một trong bốn loại khoáng vật được xếp vào danh sách đá quý đó là: kim cương, đá ruby (hồng ngọc – đá đỏ), đá sapphire (ngọc bích) và emerald (ngọc lục bảo). Về mặt khoa học thì đá ruby là loại khoáng vật họ corundum với thành phần chính là nhôm oxit (Al2O3) thiêu kết thành tinh thể có nhiễm Cr3+ tạo lên màu đỏ đặc trưng của đá.

Tuy độ cứng chỉ là 9 theo thang đo độ cứng Mohn kém kim cương ( độ cứng kim cương là 10) nhưng những viên đá ruby lại có được vẻ đẹp và màu sắc được mọi người yêu thích. Màu đỏ đặc trưng của viên đá ruby, từ đỏ thẫm (Royal – ruby) tới đỏ tươi (Sunset -ruby) tới màu hồng (pink -ruby) đã tạo lên sự khác biệt, sự quý hiếm đẳng cấp và giá trị của viên đá.

Với những viên kim cương, giá trị của chúng hoàn toàn có thể định giá theo các yếu tố màu sắc, chất lượng, độ trong, kích thước… thì việc định giá viên đá ruby hoàn toàn mang tính chất tương đối, chất lượng và độ quý hiếm là yếu tố khó có thể định giá 1 viên đá ruby.

Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *